Hiện nay, nước giếng khoan vẫn được sử dụng rộng rãi ở nhiều nơi tại Việt Nam. Vậy nước giếng khoan là gì? Liệu nước giếng khoan có sạch không? Để giải đáp những câu hỏi này, CNC Vietnam xin mời bạn tham khảo bài viết chi tiết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích nhé!
Nước giếng khoan là gì?
Nước giếng khoan là nguồn nước ngầm nằm sâu trong lòng đất và ở nhiều khu vực, nó được xem là nguồn nước sinh hoạt chủ yếu cho các gia đình, đặc biệt là tại vùng nông thôn. Nguyên nhân khiến nước giếng khoan được sử dụng phổ biến ở những nơi này là do vị trí thuận lợi cho việc đào giếng.
Nước giếng khoan được sử dụng phổ biến
Tùy thuộc vào vị trí địa lý, độ sâu, địa hình và loại đất mà nước giếng khoan sẽ có những đặc điểm và thành phần khác nhau. Tuy nhiên, hầu hết các nguồn nước giếng khoan thường chứa các thành phần chính như sau:
STT | Thông số | Đơn vị | Giá trị ô nhiễm |
1 | Màu sắc | Pt/Co | 5 |
2 | Mùi vị | – | Không có mùi lạ |
3 | Độ đục | NTU | 6 |
4 | PH | – | 6,72 |
5 | Clo dư (Cl*) | mg/l | 0 |
6 | Độ cứng tổng | mgCaCO3/l | 5000 – 10000 |
7 | Amoni (NH4+) | mg/l | < 0,01 |
8 | Sắt | mg/l | 1,40 |
9 | Độ oxy hóa | mgO2/l | 6,6 |
10 | Clorua (CL-) | mg/l | 9 |
11 | Florua (F-) | mg/l | 0,05 |
12 | Asen (As) | mg/l | 0,001 |
13 | E.coli | MPN/100ML | 0 |
14 | Coliform | MPN/100ML | 600 |
Trong đó:
- Độ pH của nước giếng khoan: Là nồng độ ion H+ có trong nước giếng khoan. Nước giếng khoan trung tính có độ pH=7, còn nếu độ pH dưới 7 thì nước mang tính axit.
- Các hóa chất, hợp chất hữu cơ trong nước: Là các chất thải và hóa chất độc hại từ hoạt động sinh hoạt và sản xuất công nghiệp. Những hóa chất này khi thấm vào mạch nước ngầm sẽ gây ô nhiễm nguồn nước.
- Độ cứng của nước: Được dùng để chỉ hàm lượng muối canxi và magie có trong nước giếng khoan.
- Vi khuẩn: Trong nước giếng khoan có hai loại vi khuẩn điển hình là E. coli và Coliform. Đây là những vi khuẩn có thể gây hại cho sức khỏe và hệ tiêu hóa của con người.
- Kim loại nặng: Các kim loại nặng có trong nước giếng khoan bao gồm sắt, chì, thủy ngân, magie, nhôm,… Nước giếng khoan bị ô nhiễm kim loại nặng thường do đặc tính thổ nhưỡng hoặc do các hoạt động khai thác kim loại từ ngành công nghiệp.Có thể nhận thấy rằng, nước giếng khoan thường có màu sắc và mùi lạ do chứa các kim loại nặng cùng với hóa chất, hợp chất hữu cơ độc hại. Vì vậy, nếu bạn phát hiện nước giếng khoan có mùi tanh hoặc màu đỏ vàng, đỏ cam thì đừng quá ngạc nhiên. Thay vào đó, hãy tìm kiếm những phương pháp xử lý nước phèn giếng khoan hiệu quả.
Nước giếng khoan có sạch không?
Nước giếng khoan có sạch không? Có nên dùng nước giếng khoan hàng ngày hay không? Đây là câu hỏi mà nhiều người đang băn khoăn.
Theo các chuyên gia môi trường, nước giếng khoan ở Việt Nam hiện chưa đảm bảo an toàn. Nguyên nhân chủ yếu là do chất thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt của con người chưa được xử lý đã ngấm vào lòng đất và mạch nước ngầm. Qua thời gian, những chất này sẽ hòa tan vào nước giếng khoan, dẫn đến ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và đời sống của con người.
Vì vậy, bạn không nên sử dụng nước giếng khoan hàng ngày cho việc nấu ăn, tắm rửa,… Việc sử dụng nước giếng khoan thường xuyên có thể gây ra nhiều tác hại nguy hiểm. Nó không chỉ gây dị ứng, các bệnh về da, lở loét, nhiễm trùng mà còn có thể khiến người dùng mắc phải những bệnh nghiêm trọng liên quan đến dạ dày, tiêu hóa, gan thận, thậm chí là ung thư.
Sử dụng nước giếng khoan thường xuyên có thể gây nhiều tác hại nguy hiểm
Tình hình nước giếng khoan tại Việt Nam hiện nay
Như đã đề cập trước đó, nguồn nước giếng khoan ở Việt Nam hiện nay vẫn chưa đảm bảo vệ sinh và mức độ ô nhiễm khác nhau tùy theo từng khu vực.
Tại các vùng Đồng Bằng Nam Bộ, Bắc Bộ, Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận, nước giếng thường chứa hàm lượng sắt và mangan cao. Người dân khi sử dụng nước thường nhận thấy nước có mùi tanh, có cặn và váng nổi trên bề mặt. Các khu vực như Củ Chi, Long An, Bến Tre được đánh giá là có tình trạng ô nhiễm sắt nghiêm trọng.
Các khu vực núi đá vôi như Đồng Nai, Đắk Lắk, Kon Tum, Gia Lai, nguồn nước giếng khoan ở đây được cho là có độ cứng cao do chứa nhiều canxi và magie. Nước giếng khoan ở vùng này nhìn bên ngoài rất trong, nhưng khi đun sôi sẽ tạo ra nhiều cặn dưới đáy nồi, lâu dần có thể làm hỏng các thiết bị như ống nước, bình nóng lạnh và các vật dụng chứa nước.
Ở các vùng ven biển và gần biển miền Trung, nước giếng khoan thường bị nhiễm mặn, có vị chua, màu vàng và mặn do ảnh hưởng từ biển và mưa lũ kéo dài quanh năm.
Các biện pháp để làm sạch nước giếng khoan tại nhà
Chắc hẳn bạn đã nhận thấy tầm quan trọng của việc sử dụng nước giếng khoan, đặc biệt là khi nguồn nước bị ô nhiễm chì, asen và kim loại nặng. Vậy làm thế nào để xử lý nước giếng khoan một cách hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất?
Trước tiên, các cơ quan chức năng và lãnh đạo tại các khu vực cần nhanh chóng đưa ra các biện pháp xử lý nhằm cung cấp nguồn nước sạch và an toàn cho người dân, chẳng hạn như đề xuất xây dựng nhà máy xử lý nước sạch hoặc hệ thống đường ống dẫn nước.
Tuy nhiên, quá trình triển khai sẽ mất thời gian, thường từ 2 đến 5 năm. Do đó, các hộ gia đình đang sử dụng nước giếng khoan nên chủ động lắp đặt hệ thống lọc nước đầu nguồn để đảm bảo chất lượng nước tốt hơn.
Ngoài ra, để đảm bảo rằng nước uống và nước dùng hàng ngày là an toàn nhất, bạn nên sử dụng máy lọc nước. Đây được coi là giải pháp hiệu quả và nhanh chóng để cung cấp nguồn nước sạch cho cả gia đình. Công nghệ lọc nước RO trong máy lọc nước sẽ giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn và tạp chất hữu cơ, từ đó giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến nguồn nước.
Lọc tổng đầu nguồn là sản phẩm chuyên dụng để xử lý nước sinh hoạt ô nhiễm. Chỉ với một khoản đầu tư ban đầu, bạn có thể sở hữu một thiết bị lọc nước công suất lớn sử dụng trong nhiều năm, đồng thời đảm bảo cho cả gia đình có nguồn nước sạch sẽ và an toàn nhất.
Tạm kết
Hy vọng rằng những thông tin mà CNC Việt Nam cung cấp về câu hỏi nước giếng khoan có sạch không? và phương pháp xử lý nước giếng khoan sẽ mang lại cho bạn những kiến thức bổ ích. Cảm ơn quý độc giả đã dành thời gian theo dõi.